Tìm hiểu về UI trong thiết kế

Ngày: 27/09/2018 - Sarah Nguyen

Contents

Thiết kế giao diện người dùng UI (UI Design)

Giao diện người dùng UI là quá trình tạo giao diện trên một phần mềm, máy tính hay trên các thiết bị khác như điện thoại, tablet .. mà thông qua đó người dùng cảm thấy dễ hiểu, dễ sử dụng nhất. Điều này có nghĩa là mục đích việc thiết kế giao diện người dùng là hỗ trợ, hướng dẫn người dùng cách sử dụng một hệ thống hay phần mềm. Để đạt được mục đích này thì người thiết kế UI phải có sự nghiên cứu hành vi, thói quen người dùng và dự vào kết quả nghiên cứu này để phân tích và thiết kế nên các giao diện đồ họa phù hợp. Bằng các này thì người dùng cảm thấy các giao diện đồ họa gần gũi, dễ sử dụng để thực hiện thao tác đúng và giảm thiểu các lỗi thao tác sai trong quá trình sử dụng một hệ thống hay phần mềm.

Giao diện người dùng so với thiết kế UX – UI không phải là UX

Trong thực tế chúng ta sẽ thường tiếp cận với 2 cụm từ “Giao diện người dùng” và “Trải nghiệm người dùng”, không ít người nghĩ 2 khái niệm này là một vì cách đọc tương tự nhau UI, UX. Đặc biệt là 2 cụm từ này luôn luôn được đi cùng nhau trong những đề tài phân tích về hiệu quả sử dụng của một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Tuy nhiên đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, cụ thể là UI – User Interface Design được hiểu là thiết kế giao diện người dùng còn UX- User Experience Design được hiểu là thiết kế trải nghiệm người dùng.

Công việc thiết kế giao diện người (UI) dùng thì người thiết kế sẽ làm việc thao tác với các công cụ đồ họa là chủ yếu. Qua đó có thể tạo nên một giao diện của một hệ thông hay sản phẩm hiển thị các nút, tab, các mô tả trực quan sinh động để người dùng có thể hiểu và nhận ra tính năng của hệ thống hay sản phẩm đó một cách nhanh nhất. Ví dụ như trên giao diện của một website sẽ có nút “Mua sản phẩm”, “nút thanh toán” nút “Hoàn tất mua sản phẩm” để khách hàng có thể nhận biết được website có thể hỗ chức năng mua hàng hóa và thanh toán trực tuyến.

Còn đối với thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) thì đây là một khái niệm lớn hơn UI rất nhiều vì công việc của người thiết kế không tập trung phân tích vào các công cụ đồ họa và tập trung nghiên cứu, phân tích hành vi và mong muốn của người dùng đối với sản phẩm, dịch vụ, hệ thống hay phần mềm cụ thể. Mục đích của thiết kế trải nghiệm người dùng là làm sao để người dùng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu sử dụng của sản phẩm, dịch vụ và cảm giác tích cực, tin dùng sản phẩm dịch vụ nhiều hơn. Để đạt được mục đích đó thì người lên thiết kế phải thực hiện nhiều chương trình khảo sát hành vi của khách hàng thông qua các hoạt động như phỏng vấn, theo dõi, phân tích lịch sử hành vi tiêu dùng. Sau đó đưa ra ý tưởng để xây dựng hàng loạt các tiêu chí mục tiêu về sản phẩm, dịch vụ và một trong những công cụ đó chính là thiết kế giao diện người dùng.

Do vậy có thể nói UX và UI là 2 công tác gắng chặt với nhau, bổ sung cho nhau trong mục tiêu chung là chinh phục người dùng. Trong mối quan hệ này thì UI là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ UX hoàn thành mục đích đề ra.

Tầm quan trọng của giao diện người dùng và nhiệm vụ của người thiết kế giao diện người dùng.

Như chúng ta đã biết tâm lý của khách hàng khi sử dụng một hệ thống, phần mềm hay một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì họ sẽ ít quan tâm đến các tính năng hơn là giao diện sử dụng. Hay nói một cách khác thì giao diện của hệ thống hay giao diện của một sản phẩm chính là yếu tố đầu tiên tác động đến khách hàng, mà thông qua đó khách hàng mới biết đến các tính năng bên trong của một hệ thống hay sản phẩm. Chính vì lý do đó mà vai trò của thiết kế giao diện người dùng rất quan trọng để quyết định đến chất lượng sử dụng của một hệ thống hay sản phẩm.

Vì vậy mà nhiệm vụ của người thiết kế giao diện người dùng đầu tiên phải hiểu rõ tất cả các tính năng của một hệ thống hay một sản phẩm trước, sau đó chuyển hóa các tính năng này thành những mô tả đồ họa một cách đơn giản, thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng nhất trên giao diện. Trách nhiệm của người thiết kế là phải làm sao mà các mô tả, các icon đồ họa của mình phải được khách hàng nhận biết và hiểu đúng tính năng họ sẽ sử dụng.

Nếu một hệ thống hay một sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt nhưng giao diện người dùng lại nghèo nàn thì người dùng sẽ không thể khám phá và sử dụng hết các tính năng đó. Không những thế mà nếu giao diện người dùng không bám sát được với thực tiễn thì có thể gây ra các lỗi sử dụng trầm trọng trong trường hợp người dùng hiểu nhầm hoặc hiểu sang các thiết kế đồ họa do người thiết kế tạo ra. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao trên thị trường có rất nhiều hệ thống, phần mềm với những tính năng rất hay nhưng khi chính thức triển khai thì không được người dùng đón nhận.

Bộ 3 nguyên tắc trong thiết kế giao diện người dùng cần lưu ý

Nguyên tắc chú ý đến yếu tố con người của người dùng hệ thống, phần mềm hay sản phẩm

Trong các giao diện người dùng khi chuyển từ bước này sang bước khác thì cần hạn chế các thông tin mà khách hàng phải ghi nhớ. Bởi lẽ khách hàng sẽ khó có thể nhớ hàng loạt thông tin trong quá trình sử dụng một hệ thống hay một phần mềm. Mỗi con người chỉ có thể nhớ được tối đa 7 thông tin trong một lúc khi đang sử dụng một sản phẩm hay một phần mềm nào đó. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những câu thông báo hay những đồ họa giúp cho khách hàng không phải nhớ quá nhiều thông tin mà vẫn có thể hiểu được ý nghĩa các thao tác tiếp theo của họ.

Giao diện tránh xẩy ra sự chuyển đổi đột ngột và gây sock cho người sử dụng, giao diện phải được thiết kế khoa học và logic với những đồ họa chuyển đổi và những câu thông báo tĩnh hoặc thông báo động hợp lý. Tránh tạo nên sự căng thẳng cho người dùng trong quá trình sử dụng vì nếu người dùng cảm thấy căng thẳng thì có thể dễ dàng tạo ra lỗi và đánh mất cảm xúc tích cực về hệ thống, phần mềm hay sản phẩm.

Cần thiết kế giao diện theo hướng đa người dùng, người thiết kế luôn phải đặt mình vào vị trí của người dùng (người chưa hiểu gì về tính năng của hệ thông, phần mềm hay sản phẩm), thông qua đó người thiết kế sẽ đưa ra những mô tả, đồ họa một cách thông dụng và dễ hiểu nhất. Bởi lẽ người dùng rất đa dạng, mỗi người có một trình độ, một cách tiếp cận thông tin khác nhau, người thì dễ bị thu hút bởi hình ảnh, màu sắc nhưng người thì dễ chú ý bởi những câu thông báo. Do vậy, người thiết kế cần phải tham khảo các mô hình đồ họa tương tự mà đã được đại chúng hóa để có thể phân tích, kết hợp và tạo nên một giao diện gần gũi nhất cho tất cả các người sử dụng. Điều này cũng góp phần giảm thiểu các rủi ro thao tác sai hay các lỗi trong quá trình sử dụng.

Nguyên tắc sử dụng màu sắc trong quá trình thiết kế giao diện người dùng

Màu sắc giao diện người dùng phải đồng bộ với màu sắc chung của thương hiệu hay màu sắc nhận diện chung của toàn hệ thống, phần mềm, sản phẩm. Tránh sử dụng quá nhiều màu gây cảm giác rối và khó chịu cho người dùng, số lượng màu xoay quanh 3 màu chủ đạo chính. Màu sắc hiển thị ý nghĩa nên được sử dụng xuyên suốt và nhất quán, ví dụ như màu xanh dương thể hiện chữ có ẩn một đường link thì tất cả mọi câu, chữ có ẩn đường link bên dưới trong toàn hệ thống phải hiển thị màu xanh dương.

Sử dụng màu để thể hiện sự thay đổi tính năng hay hệ thống, có thể dùng màu Highlight những điểm cần người dùng lưu ý trong quá trình sử dụng. Nắm rõ các nguyên tắc màu thông dụng để vận dụng một cách khoa học và tạo sự gần gũi với người dùng, ví dụ như màu đỏ thường dùng cho các thông báo lỗi, màu xanh thường được dùng cho các thông báo thao tác đúng hay tháo tác thành công …

Nguyên tắc thể hiện các thông báo lỗi

Để có thể điều hướng hành vi của người dùng theo một cách sử dụng phần mềm, hệ thống đúng cách thì các hệ thống câu thông báo vô cùng quan trọng, đặc biệt là các thông báo lỗi. Các hiển thị, thời điểm hiển thị các thông báo lỗi góp phần giúp cho người dùng có nhận thức đúng hành vi sử dụng của mình đã tuân thủ theo nguyên tắc hướng dẫn sử dụng hay chưa. Trên thực tế có nhiều phần mềm, hệ thống khi hiện thông báo lỗi thì người dùng vẫn không hiểu ý nghĩa của lỗi mà họ đang gặp phải, việc này dẫn đến sự hoang mang cho người dùng và làm giảm hiệu quả sự dụng của sản phẩm.

Các thông báo lỗi nên được thiết kế một cách lịch sự, xuất hiện đúng thời điểm, câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu và gần gũi với đại đa số người dùng. Điều quan trọng là các câu thông báo lỗi này phải luôn được hệ thống hóa một cách nhất quán, xuyên suốt để tránh gây hiểu sai, nhầm lẫn từ phía người dùng. Màu sắc câu thông báo lỗi theo đó cũng phải luôn đồng nhất một màu, không nên sử dụng quá nhiều màu sắc vì rất dễ dẫn đến sự hiểu sai lệch về ý nghĩa đối với người dùng, nên sử dụng màu thông dụng thể hiện các ý nghĩa sai, hoặc cấm, ví dụ như màu đỏ.

Việc thiết kế câu thông báo lỗi cũng là một trong những vấn đều các nhà thiết kế rất quan tâm, ví dụ như có nên thể hiện màu nền cho câu thông báo lỗi hay không, có nên đóng khung hay không. Đặc biệt là vị trí đặt câu thông báo lỗi phải được xem xét dựa trên hành vi người dùng, người thiết kế nên chọn 1 vị trí mà thói quen người dùng sẽ nhìn thấy đầu tiên và ấn tượng đầu tiên dựa trên toàn giao diện sử dụng.

 

 

 


Một số chia sẻ khác

[gs-fb-comments]