Hướng dẫn toàn diện về thiết kế giao diện dành cho thiết bị di động

Ngày: 01/10/2018 - Sarah Nguyen

Theo thống kê nghiên cứu của Nielsen Việt Nam thì tỷ lệ người Việt Nam dùng smartphone so với người dùng điện thoại phổ thông (feature phone) trong năm 2017 là 84%; tăng 6% so với năm 2016 (78%) và ước tính sẽ tăng 20% trong năm tiếp theo. Chính vì thế smart phone là một trong những phương thức tiếp cận đến khách hàng hiệu quả mà các doanh nghiệp cần quan tâm.

Đây là lý do mà các doanh nghiệp hiện nay đều đầu tư phát triển các ứng dụng điện thoại (App) bên cạnh website truyền thống. Tuy nhiên không phải ứng dụng trên thiết bị điện thoại nào cũng mang đến hiệu quả như ý. Điểm khác biệt đó chính là trải nghiệm người dùng UX, nếu ứng dụng nào có trải nghiệm người dùng tốt thì ứng dụng đó thành công, nếu ứng dụng nào không được chú trọng đến yếu tố trải nghiệm người dùng thì sẽ hoàn toàn thất bại.

Người dùng App điện thoại thông thường sẽ dựa vào một số yếu tố để đánh giá chất lượng trải nghiệm như thời gian load nhanh, gần gũi, dễ sử dụng và tính tương tác cao. Nếu bạn muốn phát triển một ứng dụng điện thoại thành công thì cần yều cầu người thiết kế phải chú trọng đặc biệt đến các yếu tố trên. Chính vì thế hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn toàn diện về thiết kế dành cho thiết bị di động như sau:

Contents

1 – Giảm thiểu Cognitive Load (Minimize Cognitive Load)

Bộ não người dùng luôn có giới hạn về trí nhớ các các thông tin chính được gọi là Cognitive load. Vì thế người thiết kế app mobile cần tối thiểu hóa các thông tin hiển thị nếu app cung cấp qua nhiều thông tin tại một trang hoặc trong 1 thời gian ngắn thì sẽ tạo cảm giác nặng nề khi sử dụng. Người dùng cảm thấy quá tải thông tin và có thể họ không tiếp nhận được hết các thông tin mà App muốn truyền tải đến họ. Điều này sẽ làm giảm cảm xúc tích cực của người dùng đối với ứng dụng điện thoại của doanh nghiệp.

Để giảm tải Cognitive load thì bạn nên cắt giảm các yếu tố hiển thị không liên quan đến nội dung App cần truyền tải. Song song đó, bạn nên sử dụng những đồ họa có tính thông dụng cao mà người dùng đã quen thuộc. Qua đó bạn có thể hỗ trợ người dùng giảm các tác vụ thứ yếu và chỉ tập trung các tác vụ thiết yếu của App.

Nguồn: uxhacker

1.1 – Tránh tạo ra những xáo trộn (declitering) đối với thiết kế app mobile

Một trong những tiêu chí tạo sự thành công của giao diện trên thiết bị di động đó chính là sự đơn giảm và dễ sử dụng, chính vì vậy mà người thiết kế phải tránh gây ra những xáo trộn gây ra sự lúng túng đối với người dùng trong quá trình sử dụng. Người thiết kế cần cắt bỏ những hình ảnh, biểu tượng làm cho màn hình trở nên phức tạp và khó hiểu.

So với máy tính thì giao diện của thiết bị điện thoại khá nhỏ nên nếu bạn tạo nên bất kỳ sự xáo trộn nào trên giao diện điện thoại sẽ tạo ra tác hại nặng nề hơn so với phiên bản máy tính. Bằng cách loại bỏ mọi thứ không cần thiết và sắp xếp lại các yếu tố trên màn hình 1 cách khoa học hơn thì bạn đã có thể giảm thiếu những xáo trộn không đáng có trong thiết kế của mình. Sau đây là một số kỹ thuật hỗ trợ bạn tối thiểu hóa các xáo trộn trên giao diện điện thoai:

  • Tối thiểu hóa nội dung trình bày trên giao diện: chỉ thể hiện những hạng mục mà người dùng thật sự cần thiết sử dụng đến.
  • Sử dụng các thiết kế đồ họa trong giao diện đơn giản, dễ hiểu nhằm tạo cảm giác thoải mái cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Hình bên phải đơn giản và dễ sử dụng hơn hình bên trái (Nguồn ảnh: Apple)

      • Sử dụng kỹ thuật thể hiện lũy tiến để hiển thị nhiều tùy chọn hơn.

1.2 – Tránh tạo ra quá nhiều tác vụ cho người dùng khi sử dụng giao diện của thiết bị điện thoại (offload tasks)

Để các thao tác được tối ưu hóa và đơn giản thì người thiết kế nên giảm thiểu việc yêu cầu người dùng nhập quá nhiều thông tin trong quá trình sử dụng. Bởi lẽ việc nhập thông tin trên giao diện điện thoại cũng gặp một số hạn chế nhất định. Thay vì yêu cầu người dùng phải chọn hay nhập thông tin thì người thiết kế có thể xem xét nhiều cách thay thế khác.  Ví dụ như trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng lại dữ liệu mà người dùng đã nhập trước đó thay vì yêu cầu người dùng nhập lại hoặc sử dụng thông tin đã có để đặt mặc định thông minh.

1.3 – Tránh các tác vụ quá nhiều và quá phức tạp đối với người dùng

Nếu một tác vụ bao gồm quá nhiều bước bắt buộc yêu cầu người dùng phải thực hiện thì rất dễ gây nên cảm giác mệt mỏi đối với người dùng. Bạn nên chia nhỏ các tác vụ lớn thành các tác vụ nhỏ để đơn giản hóa cho người sử dụng (Break tasks into bite – sized chunks). Nguyên tắc này cực lỳ quan trọng trong thiết kế giao diện của thiết bị di động bởi lẽ chúng ta không nên tạo ra sự phức tạp trong thao tác sử dụng đối với người dùng.

Nguồn hình: Murat Mutlu

Việc chia nhỏ các thao tác có thể hỗ trợ cho người dùng thực liên kết 2 hành động khác biệt với nhau ví dụ sau khi bạn điền thông tin thẻ thì bạn tiến hành xác nhận thanh toán. Người thiết kế cần tạo nên 1 luồng các thao tác nhỏ liên kết với nhau theo 1 trình tự logic để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng cho người dùng.

1.4 – Sử dụng giao diện màn hình thông dụng đối với người dùng (use familiar screens)

Để thiết kế app mobile được thân thiện hơn với người dùng bạn nên sử dụng các màn hình quen thuộc mà người dùng đã từng sử dụng trong nhiều app hay ứng dụng hoặc giao diện điện thoại trước đó. Bạn sẽ không cần phải giải thích gì thêm vì những giao diện này đã quá quen thuộc với người dùng. Việc này có thể giúp người dùng nhận biết tính năng 1 cách nhanh chóng và có cảm giác thoải mái hơn trong quá trình sử dụng mà không phải mất thời gian tìm hiểu.

1.5 – Giảm thiểu tối đa các thao tác yêu cầu người dùng phải nhập thông tin vào giao diện của thiết bị di động (Minimize user input)

Đặc tính của giao diện điện thoại là kích thước nhỏ nên nên việc nhập thông tin là một trải nghiệm không thật sự thoải mái đối với người dùng. Đặc biệt là các thao tác này rất dễ dẫn đến những lỗi sử dụng không đáng có mặc dù vậy một số ứng dụng vẫn đòi hỏi người dùng phải nhập một số biểu mẫu bắt buộc. Chính vì thế chúng tôi đề xuất một số giải pháp giúp việc nhập thông tin này trở nên thân thiện và dễ dàng hơn như sau:

  • Thiết kế các biểu mẫu càng ngắn càng tốt, xóa các trường thông tin không cần thiết, chỉ hiển thị những thôi tin tối thiểu mà người dùng bắt buộc phải cung cấp.

    Nguồn: Luke W

  • Sử dụng Field masking để giảm thiểu lỗi nhập thông tin vào giao điện điện thoại. Field maskinglà một kỹ thuật định dạng văn bản hỗ trợ hướng dẫn người dùng có thể nhập đúng thông tin cần nhập mà giảm thiểu khả năng sai sót. Ví dụ nếu trường thông tin là “số điện thoại” thì format sẽ toàn số và giới hạn số ký tự…
  • Sử dụng các tính năng thông minh autocomplete có nghĩa là khi người dùng nhập trường thông tin đúng định dạng thì giao diện tự động hiển thị hoàn thành. Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ Place Autocomplete Address Form cho phép người dùng nhập địa chỉ của họ một cách đơn giản và tránh sai sót nhất.
  • Sử dụng tính năng tự động xác nhận giá trị trường có nghĩa là ngay khi người dùng nhập thông tin sai định dạng thi sẽ hiển thị ngay thông báo để người dùng có thể chỉnh sửa ngay tại bước đó thay vì chọn tiếp tục và thông báo lỗi. Tính năng này có thể tiết kiệm được thời gian thao tác và tối ưu hóa sự tiện lợi đối với người dùng.

Nguồn: Baymard

  • Tùy chỉnh bàn phím theo dịnh dạng của trường thông tin: nếu trường thông tin là số điện thoại thì định dạng hiển thị là số và người dùng chỉ cần chọn số thay vì phải chuyển loại bàn phím chữ sang bàn phím số. Nếu định dạng là email thì có thể hiện thị bàn phím bao gồm nút @. Người thiết cần sử dụng tính năng này nhất quát trong suốt các luồng thao tác của giao diện trên ứng dụng điện thoại.

Nguồn: ThinkWithGoogle

1.6 – Tiên đoán được nhu cầu của người dùng (anticipate users needs)

Người thiết kế giao diện ứng dụng điện thoại cần phải biết tiên đoán được nhu cầu của người dùng qua đó có thể đưa ra các tính năng cung cấp thông tin tại những bước cần thiết trong quá trình sử dụng. Cụ thể như có thể thể hiện thêm tool tip hướng dẫn để người dùng chọn vào và có thể hiển thị ra hình ảnh minh họa bên dưới thông tin mà người dùng cần hiểu rõ hơn.

1.7 – Sử dụng trọng lượng được xác định quan trọng

Bạn cần xác định được các yếu tố quan trọng hơn so với các yếu tố khác trên giao diện để có thể làm nổi bật nó bằng màu sắc, font chữ hay kích thước. Trong một số trường hợp bạn có thể dùng hiệu ứng, đồ họa đặc biệt để làm nổi bật yếu tố trọng tâm đó.

So với các yếu tố khác thì nút “Yêu cầu Lyft” được thiết kế với màu sắc khác biệt nên sẽ thu hút sự chú ý của người dùng.

1.8 – Tránh sử dụng thuật ngữ trong giao diện điện thoại

Thông tin hiển thị rõ ràng, thân thiện, dễ hiểu là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của trải nghiệm người dùng đối với thiết kế điện thoại. Chính vì thế bạn không nên sử dụng các thuật ngữ mang tính chuyên môn vì có thể gây khó hiểu cho người dùng, việc này có thể làm người dùng cảm thấy hoang mang trong quá trình sử dụng. Bạn cần phải biết đối tượng ngươi dùng mục tiêu của mình là ai và chọn những từ, cụm từ mà họ có thể dễ dàng nhận biết và hiểu được.

Nguồn: ThinkWithGoogle

1.9 – Chú trọng tính nhất quán trong thiết kế giao diện điện thoại

Sự nhất quán là yếu tố bắt buộc đối với tất cả các thiết kế và thiết kế giao diện điện thoại cũng không ngoại lệ. Tính nhất quán trong thiết kế giúp người dùng có sự liền mạch về cảm xúc và dễ hiểu các thao tác sử dụng hơn. Đối với thiết kế giao diện điện thoại thì tính nhất quán bao gồm các yếu tố sau:

  • Tính nhất quán trực quan: sử dụng kiểu chữ, kiểu nút, nhãn đồng nhất trong suốt các giao diện của toàn bộ thiết kế.
  • Tính nhất quán về chức năng: các chức năng phải nhất quán nhau trong suốt các bước sử dụng của toàn bộ ứng dụng
  • Tính nhất quán bên ngoài: có nghĩa là nếu công ty bạn có nhiều ứng dụng, nhiều phần mềm, sản phẩm thì cũng cần có sự nhất quán trong thiết kế. Việc này giúp cho các khách hang cũ đã từng dùng các ứng dụng điện thoại trước có thể dễ dàng hiểu và sử dụng các ứng dụng điện thoại cho các phần mềm, hệ thống sau đó.

Để đạt được tính nhất quán trong thiết kế thì dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số thủ thuật cơ bản như sau:

  • Tôn trọng nguyên tắc chung của hệ điều hành: Mỗi hệ điều hành di động đều có những nguyên tắc hay những tiêu chuẩn chung về thiết kế mà bạn cần phải nắm rõ trước khi bắt tay vào công tác thiết kế giao điện điện thoại. Ví dụ như nguyên tắc về giao diện của hệ điều hành IOS (Apple), nguyên tắc thiết kế giao diện hệ điều hành Android … Các nguyên tắc chung của hệ điều hành điện thoại đã được người dùng sử dụng và quen thuộc nên nếu bạn tận dụng các nguyên tắc này sẽ giúp thiết kế của bạn sẽ trở nên gần gũi với người dùng hơn.
  • Không bắt chước các yếu tố giao diện người dùng của hệ điều hành khác: cụ thể là khi bạn thiết kế giao diện ứng dụng điện thoại cho hệ điều Android hoặc IOS thì bạn không nên sử dụng phong cách thiết kế của hệ điều hành khác. Ví dụ như các biểu tượng, các minh hoa về chứ năng (các trường nhập thông tin, chất năng mở, tắt …). Bạn cần tận dụng những yếu tố giao diện của hệ điều hành gốc của điện thoại càng nhiều càng tốt nhưng vẫn phải chú trọng về kiểu chữ, font chữ nhằm tạo một cảm giác thoải mái và tự nhiên cho người dùng.
  • Xây dựng phong cách thiết kế giao diện điện thoại phải nhất quán với phong cách thiết kế của phiên bản website (bố cục, màu sắc, tính năng ….). Đây là nguyên tắc bắt buộc để trải nghiệm người dùng có thể liền mạch về lòng tin và cảm xúc khi sử dụng sản phẩm của như thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

2 – Tạo sự kiểm soát chủ động cho người dùng (Put The User In Control)

2.1 – Chú trọng sử dụng các yếu tố mang tính thông dụng và quen thuộc đối với người dùng

Người thiết kế nên tận dụng và giữ lại các yếu tố có tính tương tác thân thuộc với người dùng để người dùng có thể hiểu và đoán trước các thao tác họ sẽ tương tác tại các bước tiếp theo. Đây là nguyên tắc cơ bản của thiết kế trải nghiệm người dùng UX để điều phối mọi hoạt động được diễn ra theo đúng cách mà người dùng dự đoán. Qua đó người dùng cảm thấy họ có thể kiểm soát tốt hơn các thao tác sử dụng và tạo một cảm giác yêu thích.

Đối với phiên bản trên máy tính thì người dùng tương tác chủ yếu qua con chuột nhưng với giao diện điện thoại thì họ tương tác qua những cái chạm của đầu ngón tay. Chính vì thế người thiết kế cần phải xem xét tạo nên các nút cũng như các yếu tốt tương tác khác nhau để người dùng biết cách sử dụng chúng. Bạn cần hạn chế các thiết kế dạng nút nhưng lại không thể nhấp vào vì đây là tác nhân gây sự nhầm lẫn với người dùng.

2.2 – Nút “Back – Quay lại” phải được hoạt động đúng cách và bản chất của nó

Trong quá trình xây dựng giao diện điện thoại thì người thiết kế cần chú ý nguyên tắc của nút “Back – Quay lại” và phải đảm bảo đúng nguyên tắc đó để người dùng không bị hoang mang. Nguyên tắc nút này là khi touch vào người dùng sẽ được quay lại trang trước đó. Nếu thiết kế tốt thì sẽ hỗ trợ người dùng quay lại bước trước đó để chỉnh sửa thông tin nếu người dùng nhận biết mình đã điền sai thông tin, việc này nhằm đảm bảo cho quy trình sử dụng được tiến hành một cách dễ dàng hơn.

2.3 – Chú trọng ý nghĩa của các thông báo lỗi

Một trong những lý do dẫn đến việc sử dụng ứng dụng điện thoại không có hiệu quả cao là lỗi tương tác của người dùng đối với ứng dụng. Nếu một ứng dụng điện thoại được triển khai mà tỷ lệ lỗi tương tác này cao thì bạn cần phải xem xét lại chất lượng về trải nghiệm người dùng (UX) của ứng dụng này. Bởi lẽ, thông điệp của ứng dụng chưa thật sự thân thiện và dễ hiểu nên người dùng thường xuyên mắc lỗi và họ sẽ cảm thấy thật sự không thoải mái để tiếp tục sử dụng ứng dụng nên họ sẽ từ bỏ ứng dụng điện thoại của doanh nghiệp bạn.

Thông tin hiển thị trong màn hình thông báo là một đơn cử điển hình tác động đến sự tương tác của người dùng đến ứng dụng điện thoại. Bởi lẽ nó sẽ góp phần điều hướng và hướng dẫn người dùng có thể điều chỉnh lại thao tác của họ đi đúng với luồng sử dụng ứng dụng.

Đây là thông báo thất bại vì người dùng sẽ không hiểu vì sao mình sai và không biết cách điều chỉnh lại thao tác sai của họ. (Nguồn: Spotify)

Bạn đừng nghĩ rằng người dùng sẽ có đủ hiểu biết về công nghệ để có thể hiểu được mọi tính năng, người dùng thuộc nhiều nhóm người khách nhau nên bạn cần phải thiết kế những đồ họa, câu chữ thật thông dụng và dễ hiểu đối với thông báo lỗi nhằm mục đích sau:

  • Hỗ trợ người dùng biết rằng họ đang gặp lỗi sử dụng và lý do sao xuất hiện lỗi đó
  • Điều hướng người dùng các bước tiếp theo để họ có thể tự khắc phục lỗi

Thông báo cần phải đủ thu hút và đặc biệt là phải nêu rõ lý do vì sao người dùng mắc lỗi đồng thời hướng dẫn họ hướng khắc phục.

3 – Thiết kế giao diện có thể dễ dàng truy cập và sử dụng (Design An Accessible Interface)

Khi thiết kế giao diện điện thoại bạn cần nghĩ đa chiều đối với người dùng cho phép người dùng có thể sử dụng được tất cả các tính năng, các ưu việt của sản phẩm. Xem xét các mà người dùng có thể bị khiếm khuyết về thị lực hay thính giác hoặc một số khiếm khuyết khác dẫn đến những hạn chế đối với việc người dùng tương tác với ứng  dụng. Qua đó bạn có thể xây dựng nên một thiết kế có thể đáp ứng được cho tất cả người dùng tiềm năng.

3.1 – Chú ý độ nhận viết về sự mù màu

Theo thống kê thì dựa trên số lượng người sử dụng thiết kế điện thoại thì có khoảng4,5% số người mù bị mù màu (1/2 nam và 1/200 nữ), 4% bị thị lực kém (1/30 người) và 0,6% bị mù (1/188 người). Có một vấn đề đặt ra là chúng ta cần xây dựng một thiết kế đáp ứng được cho nhóm người dùng này trong khi những người thiết kế lại là những người bình thường. Đây chính là nhân tố mà bạn cần phải chú trọng để có thể tạo đến sự thành công toàn diện cho sản phẩm thiết kế của mình.

Đơn cử nhưng các thông tin thông báo trên điện thoại thì thường có màu xanh lá hoặc màu đỏ nhưng 2 màu này lại thuộc nhóm màu ảnh hưởng nhiều nhất đối với những người dùng bị hạn chế về thị lực.

Chính vì lý do đó mà theo W3C  thì bạn không nên  sử dụng màu sắc là phương tiện trực quan duy nhất để truyền tải thông tin đến người dùng. Ngoài màu sắc thì bạn cần kết hợp thêm các ký hiệu hay hình ảnh đồ họa khác để đảm bảo người dùng có thể hiểu đúng thông điệp bạn muốn truyền tải.

3.2 – Tạo những đồ họa hoạt hình minh họa tùy chọn

Người dùng bị say tàu xe thường tắt các hiệu ứng động trong cài đặt hệ điều hành của họ. Khi tùy chọn giảm chuyển động được bật trong tùy chọn trợ năng, ứng dụng của bạn sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ hoạt ảnh của riêng nó.

4 – Thực hiện các điều hướng đơn giản (Make The Navigation Simple)

Một ứng dụng điện thoại đạt tiêu chuẩn cao về trải nghiệm người dùng luôn phải tối ưu được yếu tố điều hướng người dùng. Bởi lẽ dù ứng dụng điện thoại của bạn có nhiều tính năng ưu việt nhưng người dùng lại không thể khám phá được cách sử dụng thì các tính năng đó trở nên vô nghĩa. Hoặc nếu người dùng phải mất quá nhiều thời gian để tìm cách sử dụng sản phẩm của bạn thì người dùng sẽ sớm từ bỏ sản phẩm của bạn. Chính vì vậy, tính điều hướng một ứng dụng vô cùng quan trọng, vì thông qua đó người dùng có thể khám phá ứng dụng điện thoại một cách trực quan sinh động, dễ hiểu mà không một lời giải thích nào vẫn có thể hoàn thành các tác vụ một cách thuận lợi nhất.

4.1 – Sử dụng các thành phần điều hướng cơ bản của các hệ điều hành

Khi thiết kế thiết bị di động bạn nên sử dụng các mẫu điều hướng chuẩn của các hệ điều hành như thanh tab trên hệ điều hành IOS, ngăn điều hướng trên Android. Bởi lẽ các yếu tố điều hướng này đã qua thân quen với người dùng trước đó nên người dùng sẽ sử dụng một cách dễ dàng để khám phá các tính năng khác trong ứng dụng của bạn.

Ngăn điều hướng trên Android – Nguồn: Material Design

Thanh tab trên IOS – Nguồn: Ramotion

4.2 – Ưu tiên các tùy điều hướng

Dựa trên cách mà người dùng tương tác với ứng dụng điện thoại mà bạn có thể phận loại các nhóm yếu tố điều hướng ở mức cao, trung bình hay thấp. Bạn cần tạo nên và làm nổi bật các dẫn dắt người dùng cách sử dụng ứng dụng của bạn dựa trên cách thiết kế giao diện người dùng. Thông qua đó người dụng có thể sử dụng những dẫn dắt này một cách thường xuyên và xác định được sự điều hướng của bạn đối với họ. Song song đó, người thiết kên sẽ tổ chức cấu trúc thông tin truyền tải đến người dùng bằng số lần chạm tối thiểu lên giao diện hoặc vuốt màn hình điện thoại.

4.3 – Không làm xáo trộn và trộn lẫn các mẫu điều hướng với nhau

Đối với mỗi ứng dụng điện thoại bạn chỉ nên chọn 1 mẫu điều hướng chính và sử dụng mẫu đó một cách nhất quán suốt quá trình vận hành ứng dụng. Bạn không nên trộn lẫn nhiều mẫu điều hướng trong 1 ứng dụng vì sẽ gây sự hoang mang đối với người dùng. Ví dụ như bạn không nên bước thì dùng thanh tab để điều hướng, đến bước khác lại sử dụng ngăn bên để điều hướng. Xáo trộn các mẫu điều hướng trên cùng một ứng dụng cũng là một trong những nguyên nhân làm ứng dụng của bạn trở lên kém chuyên nghiệp trong mắt người dùng.

4.4 – Tạo các điều hướng thông qua hiển thị trên giao diện

Như chúng ta đã biết để nhìn thấy và nhận biết một cái gì đó thì sẽ dễn hơn là nhớ đến nó. Chính vì thế để làm giảm lượng thông tin mà người dùng phải nhớ thì các tác vụ hay các tùy chọn nên đính kèm thêm các yếu tố điều hướng có sẵn. Điều này hỗ trợ người dùng có thể thực hiện các tác vụ một cách đơn giản nhất thông qua những điều hướng hiển thị ngay trên giao diện họ thao tác.

4.5 – Chú trọng các giao tiếp hỗ trợ người dùng nhận biết họ đang ở bước thao tác nào trong ứng dụng

Các ứng dụng điện thoại hiện nay đang gặp phải vấn đề là trong 1 chuỗi thao tác gồm nhiều tác vụ người dùng phải thực hiện thì hoàn toàn không có thông tin nào để người dùng nhận biết họ đang thực hiện đến bước nào trong chuỗi thao tác đó. Vấn đề này gây sự hoang mang cho người dùng khi họ không xác định được bước tiếp theo họ nên làm gì hay còn bao nhiêu bước nữa thì họ sẽ hoàn tất. Để người dùng có thể chủ động kiểm soát được quá trình thao tác thì khi thiết kế bạn cần bổ sung các thông tin để người dùng có thể nhận biết được họ đang ở vị trí nào trên ứng dụng của bạn.

5 – Sử dụng hình ảnh đồ họa hoạt hình (hoạt ảnh) để làm rõ bước chuyển tiếp của điều hướng.

Hoạt ảnh là công cụ tốt nhất để mô tả  một cách trực quan sinh động quá trình chuyển tiếp. Nó hỗ trợ người dùng nhận biết được sự thay đổi trạng thái thông qua cách bố trí của trang, người dùng có thể chủ động thay đổi trạng thái hay chuyển trang khi cần thiết.  Tận dụng được chức năng hoạt hình hiệu quả có thể thu hút được sự chú ý của người dùng và làm cho quá trình chuyển đổi phức tạp trở nên dễ hiểu và dễ dược người dùng tiếp nhận hơn.

Nguồn: Jae-seong, Jeong

5.1 – Thận trọng khi sử dụng Gestures trong giao diện người dùng

Gestures được hiểu là các phương thức giao tiếp của người dùng đối với điện thoại thông minh, ví dụ nhưng người dùng tương tác với điện thoại thông minh chủ yếu thông qua ngón tay với thao tác chạm hoặc vuốt. Ví dụ như người dùng chạm lần 1 thì tô màu phần text, chạm lần 2 là copy phần text trên màn hình điện thoại hoặc người dùng chạm mạnh vào ô text sẽ hiện tính năng past đoạn text cần copy …

Tận dụng gestures trong thiết kế giao diện sẽ dễ tạo nên sự hưng phấn và hấp dẫn đối với người dùng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc lại vì hầu hết các tình huống đều có thể dẫn đến các tác động ngược. Có nghĩa là các gestures này còn khá tiềm ẩn và khó kiểm soát đối với việc điều hướng người dùng.

Nhược điểm lớn nhất của việc sử dụng gestures trong giao diện người dùng là người dùng cần phải tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn về cách sử dụng ứng dụng. Bởi lẽ các gestures luôn bị ẩn nên người dùng cần phải xác định được các thao tác để tìm và sử dụng chúng.

Dưới đây chúng tôi đề xuất đến bạn một số quy tắc khi sử dụng gestures trong thiết kế giao diện điện thoại:

  • Sử dụng các gestures cơ bản: có nghĩa là bạn chỉ dùng những gestures đã thông dụng và phổ biến và quen thuộc với người dùng từ trước
  • Chỉ cung cấp các gestures dưới dạng là một hạng mục bổ sung hỗ trợ cho người dùng chứ không phải là tính năng thay thế các tùy chọn điều hướng. Ví dụ như gestures là một phím tắt để điều hướng cho menu hiển thị.

6 – Tập trung vào trải nghiệm lần đầu của người dùng

Theo nghiên cứu của Localytics thì có đến 24% người dùng không bao giờ quay lại ứng dụng sau lần sử dụng đầu tiên. Đây là một vấn đề mà người thiết kế cần phải xem xét trong quá trình thiết kế UX/UI. Bạn cần phải xây dựng một thiết kế trải nghiệm người dùng tối ưu nhất để ngay lần đầu sử dụng người dùng đã cảm thấy.

6.1 – Tránh yêu cầu đăng nhập nếu không thật sự cần thiết

Tính năng bắt buộc đăng nhập trước khi sử dụng ứng dụng là một trong những bức tường tạo nên sự e dè đối với người dùng.  Bởi lẽ người dùng thường ngại khai báo thông tin hay tạo quá nhiều tài khoản trên internet nên có một số lượng lớn người dùng từ bỏ việc sử dụng ứng dụng vì tính năng này. Đặc biệt là đối với các thương hiệu còn mới và chưa có độ uy tín cao thì tỷ lệ từ bỏ sử dụng ứng dụng của người dùng càng cao hơn.

Pinterest yêu cầu người dùng tạo tài khoản mới hoặc đăng nhập khi tải lần đầu tiên.

Theo quy tắc chung, thì bạn chỉ nên yêu cầu người dùng đăng ký khi thật sự cần thiết, có nghĩa là bạn vẫn có phiên bản bao gồm những tính năng cơ bản nhất để người dùng không phải đăng ký mà vẫn có thể trải nghiệm. Sau khi người dùng có những trải nghiệm ban đầu thì bạn có thể yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản để được tiếp tục trải nghiệm các tính năng nâng cao hay chuyên sâu hơn. Điều này có thể giúp người dùng cảm thấy ứng dụng của bạn gần gũi, thân thiện và thấu hiểu cho cảm xúc của họ hơn, và vì vậy họ sẽ có thể cảm thấy có thiện cảm và muốn sử dụng ứng dụng của bạn lâu dài.

6.2 – Thiết kế một trải nghiệm onboarding tốt

Onboarding được là quá trình định hướng, hướng dẫn người dùng sử dụng ứng dụng của bạn một cách thích thú.  Đối với UX trên thiết bị di động, thì việc cung cấp một trải nghiệm onboarding tốt là một trong những yếu tố thu hút và giữ được sự trung thành của người dùng đối với ứng dụng. Mục tiêu của việc này là giới thiệu hướng dẫn người dùng sử dụng các giá trị, các lợi ích mà ứng dụng của bạn cung cấp cho họ.

Trong số các chiến lược về onboarding thì chiến lược chỉ cung cấp cho người dùng những tính năng khi họ thật sự cần chúng (contextual onboarding) là hiệu quả nhất.

Duolingo là minh chứng tuyệt vời cho chiến lược này, Duolingo cung cấp cho người dùng một chuyến tham quan vớ độ tương tác theo từng bước, từng bước theo đó sẽ tiết lộ từ từ các thông tin theo nhu cầu của người dùng cần đến. Người dùng sẽ được thực hiện bài kiểm tra nhanh để khám khá năng lực của mình và thông quá đó tiếp tục khám phá các thông tin mới mà Duolingo cung cấp, điều này thật sự tạo sự thu hút đối với người dùng và dẫn dắt người dùng sử dụng ứng dụng lâu hơn.

Nguồn: Duolingo

Bên cạnh đó bạn có thể xây dựng các trạng tái trống ( màn hình mặc định trống hoặc yêu cầu người dùng thực hiện một hoặc nhiều thao tác để điền dữ liệu vào). Trạng thái trống không chỉ trang trí mà nó còn có thể hướng dẫn người dùng cách sử dụng ứng dụng, và trấn an người dùng rằng họ đang thực hiện các thao tác đúng.

Nguồn: smashingmagazine

Trạng thái trống trong Expensify làm yên tâm người dùng bằng cách cho họ biết cách bắt đầu.

7 – Không yêu cầu người dùng chọn các tính năng cài đặt khi họ mới bắt đầu thiết lập ứng dụng (Don’t Ask for Set-Up Information Up Front)

Mỗi một giai đoạn thiết lập ứng dụng thường sẽ phát sinh ra một số trở ngại dẫn đến việc từ bỏ không sử dụng ứng dụng từ người dùng. Khi người dùng cài đặt ứng dụng thì họ mong muốn ứng dụng sẽ hoạt động tốt. Do đó bạn nên thiết kế app mobile thích hợp với hầu hết các đối tượng người dùng mục tiêu và cho phép họ cài đặt lại các tùy chỉnh cấu hình riêng bất cứ khi nào họ muốn thay vì yêu họ cài đặt từ những bước đầu tiên trước khi sử dụng.

Mẹo: nếu bạn cần thông tin về người dùng, thiết bị, hãy cố gắng truy vấn hệ thống để có được các thông tin đó thay vì yêu cầu người dùng khai báo.

  • “Tránh yêu cầu người dùng cung cấp quyền ngay lúc bắt đầu sử dụng ứng dụng”

Tương tự như trở ngại về yêu cầu người dùng đăng nhập hay cài đặt các tùy chọn trước khi được sử dụng ứng dụng thì việc hiển thị các hộp thoại yêu cầu quyền cũng là lý do mà người dùng từ bỏ ứng dụng của bạn.

Các mẫu yêu cầu quyền được đề xuất bởi Google. (Nguồn: Material Design)

Bạn có thể đưa người dùng vào nhóm quyền mặc định để hoạt động ví dụ như rõ ràng là việc chỉnh sử ảnh thì yêu cầu quyền truy cập vào kho ảnh của điện thoại. Chính vì vậy, trong mọi tình huống bạn nên yêu cầu người dùng cấp quyền theo ngữ cảnh và người dùng sẽ cảm thấy thoải mái việc cấp quyền này nếu được hỏi trong một tác vụ có liên quan.

Nguồn: Cluster

Thủ thuật:

  • Chỉ hỏi người dùng về những gì mà ứng dụng bạn thật sự cần, không yêu cầu người dùng cung cấp tất cả các quyền có thể. Vì điều này tạo tâm lý không an tâm trong quá trình sử dụng của người dùng. Bởi lẽ một ứng dụng yêu cầu người dùng cấp các quyền không phù hợp với bối cảnh thì sẽ dễ đánh giá là ứng dụng lựa đảo người dùng. Ví dụ như ứng dụng đồng hồ báo thức yêu cầu quyền truy cập vào danh sách liên hệ thì sẽ bị người dùng nghi ngờ.
  • Nếu yêu cầu chưa thật sự rõ ràng bạn cần giải thích vì sao bạn cần thông tin để người dùng có thể xem xét việc cấp quyền, ví dụ như đôi khi bạn cần cung cấp thêm ngữ cảnh cho yêu cầu của mình.

8 – Xây dựng ứng dụng của bạn xuất hiện nhanh (load nhanh)

Loading time là tiêu chí quan trọng cho việc đánh giá chất lượng UX của điện thoại. Trong thời đại công nghiệp phát triển tiên tiến thì người dùng càng thiếu nhẫn nại, họ cần ứng dụng load thanh, thuận tiện và chuyên nghiệp. 47% người sử dụng mong muốn Loading time của một ứng dụng là 2 giấy hoặc nhanh hơn.

Ứng dụng của bạn càng nhanh thì trải nghiệm người dùng càng tốt. (Nguồn: Google )

Nếu một trang trong ứng dụng mất nhiều thời gian để tải thí người dụng cảm thấy mệt mỏi khi phải chờ đợi và họ sẽ từ bỏ. Đó là lý do vì sao không chỉ trên ứng dụng điện thoại mà ngay cả trên phiên bản website bạn đều phải ưu tiên quan tâm đến tiêu chí loading time.

8.1 – Tập trung tải nội dung trong khu vực hiển thị của màn hình

Bạn nên chỉ tập trung tải đủ nội dung để lấp đầy màn hình đầu tiên khi người dùng trang mở ra, đối với các nội dung khác khi người dùng cuộn tiếp tục sẽ tiếp tục hiển thị sẵn. Tác dụng của phương thức này là có thể tận dụng thời gian người dùng đang đọc nội dung trang đầu để tải tiếp các nội dung khác bên dưới, người dùng sẽ không nhận ra rằng các trang bên dưới còn đang trong quá trình tải.

8.2 – Làm rõ rằng việc tải dữ liệu đang diễn ra

Nếu trang ứng dụng đang trong quá trình tải dữ liệu thì bạn cần thể hiện rõ trạng thái đó bằng một câu thông báo hay hiệu ứng để người dùng chắc chắn rằng ứng dụng của bạn vẫn còn đang hoạt động. Bởi lẽ đối với màn hình trống hoặc màn hình bất động sẽ dễ dẫn đến việc người dùng nghĩ ứng dụng của bạn bị lỗi hoặc đang đóng băng nên họ sẽ thoát ra ngoài.  Trong trường hợp thời gian chờ quá 10 giây bạn nên thiết kế biểu tượng hay hiệu ứng thể hiện tiến độ tải dữ liệu để người dùng nắm rõ, ví dụ như phần trăm loading …

8.3 – Tạo các yếu tố gây phân tâm đến thị giác người dùng trong quá trình chờ tải dữ liệu

Trong quá trình chờ đợi tải dữ liệu người dùng sẽ dễ cảm thấy chán nản và mất hứng thú sử dụng ứng dụng của bạn. Chính vì thế nếu bạn thiết kế một số yếu tố khác thu hút người dùng trong quá trình chờ đợi sẽ giúp người cảm giác thời gian chờ ngắn lại và cảm xúc tích cực hơn. Ví dụ bạn có thể tận dụng các đồ họa ngộ nghĩnh kèm theo các hiệu ứng vui nhộn để gây sự chú ý của người dùng.

Nguồn: UI8

Mẹo :  Khi thiết kế những hình ảnh đồ họa động gây chú ý người dùng thì nên chọn lọc và xem xét xem các hoạt hình này có tạo sự phiền nhiễu đến người dùng không. Bên cạnh đó cũng không nên quá phô trương mà cần thiết các hoạt hình một cách tự nhiên và thiện cảm.

9 – Màn hình khung

Màn hình khung (tức là các thùng chứa thông tin tạm thời) về bản chất là một phiên bản trống của một trang mà thông tin được tải dần.

Màn hình bộ xương hiển thị màn hình ngay lập tức gồm các bố cục có sẵn nội dung nhưng chưa được tải hoàn thiện. (Nguồn: Slack)

Màn hình khung sẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng của bạn bắt đầu tải dữ liệu, đây chính là dấu hiệu để người dùng ấn tượng rằng ứng dụng của bạn đang chạy nhanh và nhạy. Màn hình khung sẽ được hiển thị nội dung vào giao diện người dùng khi được tải theo từng bước.

Nguồn: Tandem Seven

10 – Tối ưu hóa nội dung cho thiết bị di động

Nội dung đóng một vai trò rất  quan trọng trong thiết kế bởi lẽ hầu hết người dùng tìm và sử dụng ứng dụng của bạn đều vì muốn sở hữu các nội dung mà ứng dụng cung cấp. Nhưng nếu nội dung tốt và không được trình bày rõ ràng thì cũng thất bại. Chính vì thế bạn cần tối ưu hóa nội dung thích ứng tốt với thiết bị di động để người dùng dễ tiếp thu nhất.

10.1 – Thiết kế văn bản dễ đọc

Một trong những yếu tố giúp văn bản có thể dễ đọc đó chính là font chữ, kiểu chữ và Size chữ.  Không những vậy việc tối ưu hóa kiểu chữ là tối ưu hóa khả năng đọc, khả năng truy cập, khả năng sử dụng và cân bằng đồ họa tổng thể cho cả giao diện thiết kế.

Dưới đây là một số đề xuất có tính thực tiễn cao về các phương pháp thiết kế nội dung văn bản mà người dùng có thể đọc được:

  • Size font chữ: Thông thường nếu font chữ nhỏ hơn 16 pixel (hoặc 11 điểm) đều gây khó đọc trên bất cứ màn hình nào.
  • Font chữ gần gũi: người dùng thích luôn thích font chữ rõ ràng, dễ đọc. Bạn có thể chọn những font chữ mặc định của trình duyệt hoặc của hệ điều hành như Apple iOS sử dụng font chữ San Francisco ; Google Android sử dụng Roboto.
  • Độ tương phản: văn bản có độ tương phản cao cũng khó đọc khi có độ chói, nhưng văn bản có độ tương phản thấp gần như không đọc được. Ví dụ như văn bản có màu sáng (chẳng hạn như màu xám nhạt) có thể trông hấp dẫn về mặt thẩm mỹ, nhưng người dùng sẽ gặp khó khăn khi đọc nó, đặc biệt là đối với nền sáng. Chính vì thế bạn cần phải thực hiện đúng tỷ lệ về độ tương phản để đảm bảo người dùng có thể đọc văn bản một cách rõ ràng.

Sau đây là một số đề xuất cải thiệt khả năng đọc văn bản của người dùng trên thiết bị di động:

  • Tránh tất cả mũ (dấu): Đối với từ viết tắt hay logo thì có thể sử dụng văn bản viết hoa vì không ảnh hưởng nhiều đó khả năng đọc, nhưng tránh sử dụng khi nội dung của bạn yêu cầu người dùng đọc nhiều.

  • Giới hạn độ dài của dòng văn bản: nguyên tắc là hiển thị từ 30 đến 40 ký tự trên mỗi dòng cho thiết bị di động

  • Không bóp dòng: bóp dòng sẽ tạo cảm giác ngột ngạt cho người dùng khi đọc văn bản, không gian giữa các dòng vừa phải sẽ giúp người đọc cảm thấy thoải mái và thư giản hơn trong quá trình tiếp thu thông tin.

10.2 – Hình ảnh chất lượng HD và đúng tỷ lệ khung

Vấn đề phát sinh đối với các thiết bị với màn hình độ phân giải có đặt một thanh cho chất lượng hình ảnh thì hình ảnh không nên hiện pixel trên màn hình HD.

Hình ảnh phải luôn đảm bảo hiển thị với tỷ lệ khung hình phù hợp để tránh trường hợp bị biến dạng. Bạn nên thể hiện hình ảnh với tỷ lệ chuẩn và đảm bảo chất lượng không nên kéo quá dài hoặc quá rộng sẽ làm cho các yếu tố trong hình không đạt được tính thẩm mỹ.

Ví dụ như thách thức mới nhất mà nhiều nhà thiết kế app mobile phải đối mặt là tối ưu hóa UX cho iPhone X. Thiết kế cho iPhone X đòi hỏi một kích thước với bất kỳ iPhone nào (bạn sẽ cần 375 x 812 điểm ảnh có độ phân giải 3x).

Nguồn: Apple

10.3 – Tối ưu hóa nội dung Video cho chế độ xem tốt

Video là một trong những công cụ truyền tải thông tin sinh động và hiệu quả. Theo YouTube, mức tiêu thụ video di động tăng 100% mỗi năm  dự kiên đến năm 2020, hơn 75% lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ là nội dung video . Điều này có nghĩa bạn là cần chú trọng tối ưu hóa nội dung video để người dùng có thể xem với mức độ hiển thị hình ảnh, âm thanh tốt nhất thì ứng dụng của bạn sẽ có thêm điểm cộng về trải nghiệm người dùng.

11 – Thiết kế đặc biệt cho thao tác chạm (Design For Touch)

Tương tác giữa người và ứng dụng điện thoại chủ yếu thông qua thao tác chạm (touch) nên nếu bạn thiết kế đặc biệt cho thao tác này thì sẽ hỗ trợ làm giảm khả năng người dùng thao tác thiếu chính xác dẫn đến lỗi trong quá trình sử dụng ứng dụng.

11.1 – Thiết kế ngón tay không phải con trỏ

Điểm đặc thù của giao diện điện thoại là khi sử dụng người dùng sẽ sử dụng ngón tay để chạm vào màn hình và thực hiện tác vụ. Trong khi đó trên giao diện website thì người dùng điều khiển con chuột để tương tác lên màn hình máy tính.

Chính vì vậy khi bạn thiết kế các phần tử trên giao diện điện thoại bạn cần phải chú ý để kích thước các phần tử này đủ lớn để người dùng có thể dùng ngòn tao chạm chính xác vị trí để tương tác. Lỗi thông thường bạn hay gặp phải là vì các phần tử bạn thiết kế quá nhỏ nên người dùng khó có thể thao tác chính xác.

Nguồn: Apple

Theo nghiên cứu của MIT Touch Lab (PDF)  thì  kích thước trung bình của các miếng đệm ngón tay là từ 10 đến 14 mm và đầu ngón tay là 8 đến 10 mm. Chính vì thế bạn nên chọn kích thước từ 10 đến 10 mm cho một mục tiêu cảm ứng sẽ đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Nguồn: Uxmag

Bạn không chỉ lưu ý về kích thước của mục tiêu cảm ứng mà còn phải lưu ý về khoảng cách giữa các mục tiêu cảm ứng, nếu khoảng cách quá khích thì người dùng rất dễ chọn sai mục tiêu. Trong một số trường hợp việc chọn sai mục tiêu có thể tạo nên hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như nếu nút “ Đồng ý” sát nút “ Không đồng ý” và người dùng chọn sai thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn kết quả quyết định của người dùng.

Nguồn: Material Design

11.2 – Xem xét tối ưu hóa thiết kế vùng ngón tay cái (thumb)

Nếu bạn quan sát về hành vi sử dụng smartphone của người dùng như cách cầm nắm và thao tác thì ngón tay cái đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì thế để thiết kế trải nghiệm người dùng của bạn đạt hiệu quả thì bạn không nên bỏ qua yếu tố này. Thực tế là có nhiều người có thói quen cầm điện thoại một tay (thuận tay trái hoặc thuận tay phải) thì họ chỉ thao tác dễ dàng trên 1 vùng giao diện điện thoại nhất định. Vùng này được gọi là vùng ngón tay cái tự nhiên, bên dưới đây bạn sẽ thấy minh họa về vùng này như sau:

Nguồn: Smashing Magazine

Màn hình càng lớn, thì tỷ lệ vùng ngón tay cái tự nhiên trên toàn diện tích màn hìnhcàng nhỏ lại.

Xem xét tất cả các vùng khi thiết kế app mobile:

Vùng ngón tay cái cho một người thuận tay phải, theo nghiên cứu của Scott Hurff .

  • Vùng màu xanh lá cây là nơi tốt nhất cho các tùy chọn điều hướng hoặc các hành động tương tác thường xuyên (nút mở khóa, nút mở một tính năng ..).
  • Vùng màu đỏ là nơi tốt nhất cho các tùy chọn nguy hiểm tiềm tàng ( nút “Xóa” …), người dùng ít chọn vùng này một cách vô tình.

11.3 – Phản hồi từ các tương tác của người dùng

Để tránh các tình huống người dùng đã thực hiện thao tác nhưng lại băng khoăn không biết đã thao tác thành công hay chưa thì bạn cần thiết kế các tính năng phát ra các tín hiệu phản hồi. Cụ thể như bạn có thể sử dụng hình ảnh, các câu thông báo, tạo độ rung cho điện thoại, nhá đèn sáng hoặc âm thanh để tạo sự an tâm cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng ứng dụng của bạn.

Các ứng dụng cung cấp hoạt ảnh trực quan hoặc loại hình ảnh khác để người dùng không phải phỏng đoán. (Nguồn: Vadim Gromov).

12 – Nhân bản trải nghiệm kỹ thuật số

Thiết kế trải nghiệm người dùng UX không chỉ chú trọng về thiết kế giao diện người dùng UI mà còn chú trọng đến cảm xúc người dùng trong suốt quá trình sử dụng ứng dụng.

12.1 – Chú trọng yếu tố trải nghiệm cá nhân người dùng

Tối ưu hóa tính trải nghiệm cá nhân là điều quan trong nhất đối với các ứng dụng điện thoại hiện nay. Thông qua đó bạn có thể kết nối với người dùng bằng cách cung cấp các thông tin mà họ cần một cách gần gũi và chân thành.

Có nhiều giải pháp hỗ trợ bạn tối ưu hóa tính trả nghiệm cá nhân của người dùng trong UX. Ví dụ như bạn cung cấp tính năng định vị người dùng, lưu thông tin lịch sử giao dịch của họ hoặc theo dõi và cung cấp một số thông tin người dùng  yêu cầu theo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng …).

Đơn cử như ứng dụng điện thoại cua Starbucks là một trong những ứng dụng tối ưu hóa tính trải nghiệm cá nhân tốt. Thông qua việc dựa trên các thông tin người dùng cung cấp và đề xuất các loại cafe họ thường đặt hàng để tặng người dùng những gói ưu đãi đặc biệt.

12.2 – Sử dụng các hoạt ảnh thú vị thu hút người dùng

Không giống như các đồ họa miêu tả chức năng, các hoạt ảnh được sử dụng để nâng cấp và làm rõ hơn giao diện người dùng và tạo thiện cảm đối với người dùng. Thông qua các hoạt ảnh này người dùng có thể cảm nhận được sự tôn trọng quan tâm của người xây dựng ứng dụng đối với người dùng. Sử dụng các chi tiết hoạt ảnh thú vị là một phương pháp hiệu quả để bạn có thể kết nối  với cảm xúc của người dùng.

Nguồn: Serhii Hanushchak

13 – Chú ý vấn đề Push Notifications trên ứng dụng điện thoại

Khi sử dụng điện thoại di động thì hàng ngày người dùng phải nhận rất nhiều thông báo như thông báo tin nhắn, thông báo email … Chính vì thế mỗi ứng dụng được cài vào đều gởi các thông báo không cần thiết sẽ gây phiền toái đến người dùng. Cụ thể là theo thống kê có đến 71% người dùng gỡi cài đặt ứng dụng và các tin thông báo không cần thiết làm phiền họ. Chính vì thế bạn chỉ nên gởi đến người dùng những thông báo thật sự cần thiết, không nên gởi thông báo bừa làm người dùng có cảm xúc tiêu cực.

Nguồn : Khảo sát ứng dụng

13.1 – Gửi thông tin có giá trị đối với người dùng để tối ưu hóa hiệu quả thông báo trên ứng dụng

Người dùng sẽ không cảm thấy phiền khi nhận thông báo từ ứng dụng của bạn nếu thông báo đó mang đến giá trị lợi ích đối với người dùng. Gần 50% người dùng cảm tháy thích thú và mong muốn nhận các thông báo có sự quan tâm đến họ. Cá nhân hóa nội dung thông báo là một trong những cách hiệu quả nhất mang đến lợi ích cho người dùng. Ví dụ như bạn thông báo gói khuyến mãi của đúng sản phẩm/dịch vụ mà người dùng  yêu thích.

Nguồn: Netflix

Netflix thực hiện rất tốt việc cá nhân hóa nội thông báo, cho phép người dùng biết khi nào họ có thể tận hưởng các chương trình yêu thích của họ.

13.2 – Tránh gởi nhiều thông báo trong một khoảng thời gian ngắn

Nếu bạn gởi quá nhiều thông báo trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến việc người dùng không kịp đọc các thông báo của bạn. Người dùng có thể quên hoặc bỏ qua các nội dung thông báo. Bạn nên giới hạn số lượng thông báo trong một khoảng thời gian vì bằng cách này người dùng có đủ thời gian để đọc và ghi nhớ các nội dung thông báo.

13.3 – Chọn thời điểm phù hợp để gởi thông báo

Không chỉ nội dung thông báo quan trọng mà việc chọn thời gian phù hợp để thông báo cũng đóng vai trò quyết định để hiệu quả của thông báo đó. Bạn nên gởi thông báo vào thời gian mà người dùng sẵn sàng mở điện thoại để xem nội dung thông báo của bạn. Cụ thể bạn không nên gởi thông báo vào giữa đêm và thời gian phù hợp nhất để gởi thông báo là từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối vì đây là khoảng thời gian người dùng có thể rãnh rỗi để kiểm tra các tin nhắn thông báo trên ứng dụng của bạn.

13.4 – Xem xét nhiều kênh gởi thông báo khác nhau

Đẩy  thông báo ngay trên ứng dụng điện thoại không phải là cách duy nhất đề bạn truyền tải thông tin của mình đến người dùng. Bạn có thể sử dụng email, hoặc SMS (tin nhắn điện thoại) để gởi các thông báo khẩn cấp đến người dùng.

Chọn loại thông báo thích hợp dựa trên mức độ khẩn cấp. (Nguồn: Appboy)

14 – Tối ưu hóa cho thiết bị di động

14.1 – Chú trọng việc thiết kế cho các tình huống người dùng sử dụng điện thoại gián đoạn.

Trong cuộc sống tất bật ngày nay thì người dùng thường xuyên di chuyển hoặc bị gián đoạn vì công việc bận rộn. Điều này dẫn đến việc người dùng có thể đang sử dụng ứng dụng của bạn nhưng phải tạm ngưng vì công việc riêng nào đó rồi sau đó mới quay lại sử dụng tiếp. Bạn nên hình dung các tình huống này để xây dựng những phương án lưu lại bước mà người dùng đang thao tác trước đó, như vậy khi người dùng quay lại ứng dụng của bạn thì họ chỉ tiếp tục sử dụng mà không phải bắt đầu lại từ đầu. Đây là cách bạn hỗ trợ người dùng tiết kiệm được thời gian và tạo cảm giác thoái mái khi trải nghiệm ứng dụng của bạn.

14.2 – Tận dụng tối đa các khả năng hiện của của thiết bị di động

Các thiết bị điện thoại di động thông minh ngày nay không ngừng được cải tiến và trang bị rất nhiều cảm biến có thể hỗ trợ tốt cho UX như định vị GPS, camera … Bạn có thể tận dụng các tính năng này để hoàn thiện và nâng cáo trải nghiệm người dùng cho ứng dụng điện thoại của bạn như sau:

  • Camera: có thể đơn giản giá việc nhập thông tin dữ liệu thông qua máy ảnh như dùng máy ảnh để đọc số thẻ tín dụng hoặc mã QRCODE để tiến hành thanh toán.

Nguồn: Business Insider

  • Định vị: Bạn có thể tận dụng tính năng định vị để xác định vị trí của người dùng và đưa các đề xuất các vị trí sản phẩm, dịch vụ mà người dùng cần hoặc vị trí các chi nhánh của bạn gần người dùng nhất. Tính năng này đã được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam như các ứng dụng Foody, Crab ….

Nguồn: Uber Eat

  • Tính năng xác thực sinh trắc học: bạn có thể giảm thiểu các bước cần thiết khi đăng nhập bằng cách tận dụng tích năng xác thực sinh trắc học thông qua vân tay hay nhận diện gương mặt của người dùng.

14.3 – Tạo các trải nghiệm đa kênh

Bạn không nên tách trải nghiệm trên ứng dụng điện thoại là trải nghiệm độc lập của người dùng mà phải phân tích sự đồng nhất trên tất cả các kênh mà doanh nghiệp bạn cung cấp cho người dùng. Ví dụ như trải nghiệm trên website, trên các ấn phẩm quảng cáo và trên thiết bị điện thoại phải được nhất quán để người dùng có thể cảm nhận được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn.

Trong một số trường hợp người dùng có thể tham khảo thông tin trên kênh này nhưng lại thực hiện thao tác mua sản phẩm dịch vụ trên kênh khác. Theo Appticles nghiên cứu về hành vi người dùng thì có 37% người dùng xem thông tin trên ứng dụng nhưng thực hiện thao tác mua trên website. Chính vì thế việc đồng bộ hóa trải nghiệm người dùng trên mọi kênh là công việc ưu tiên để người dùng có cảm xúc trải nhiệm một cách liền mạch không bị gián đoạn.

15 – Tạo sự thích ứng của thiết kế điện thoại đối với những thị trường mới nổi (emerging markets)

Theo Google thì trong vài năm tới thì sẽ có thêm 1 tỷ người dự kiến chuyển sang sử dụng mạng trực tuyến thuộc nhóm emerging markets như Ấn Độ, Indonesia, Brazil và Nigeria. Họ sẽ truy cập mạng thông qua điện thoại di động và hành vi sử dụng  và yêu cầu kỳ vọng của những người dùng này rất khác so với Mỹ và châu Âu. Nếu bạn muốn toàn cầu hóa ứng dụng điện thoại của bạn thì bạn nên xem xét và nghiên cứu thêm về kỳ vọng của thị trường này.

15.1 – Kết nối internet yếu

Tại Mỹ và Châu Âu thì mạng internet khá mạnh và đảm bảo cho việc kết nối liên tục ở tốc độ tốt. Tuy nhiên tại thị trường mới nổi thì mạng internet có thể yếu hơn và tùy người dùng sẽ có thể dùng 2G hay 3G nên dung lượng khá hạn chế. Vì vậy bạn cần phải xem xét xây dựng ứng dụng của bạn có thể đáp ứng được tình huống mạng yếu để người dùng vẫn có thể sử dụng.

Nếu bạn có kế hoạch thiết kế cho thị trường này thì nên xem xét những điều sau đây:

  • Đảm ứng dụng của bạn vẫn hoạt động khi không có kết nối internet, có nghĩa là bạn cho phép lưu bộ nhớ và sẽ tự động đồng bộ dữ liệu khi có kết nối internet.
  • Tối ưu hóa ứng dụng của bạn có thể tải nhanh bằng cách giảm thiếu các kích thướng trang, giữ hình ảnh và nội dung với trọng lượng ở mức tối thiểu.

YouTube Go là một ví dụ tuyệt vời về ứng dụng dành cho thiết bị di động được thiết kế thích ứng với những tốc độ kết nối mạng internet khác nhau khi tạo nên ứng dụng ngoại tuyến. Nghĩa là ứng dụng này vẫn có thể được sử dụng khi không có kết nối mạng internet. Hoặc facebook hay một số ứng dụng khác cũng xây dựng phiên bản Lite hay tính năng Lite mode cho những tình huống mạng internet chậm.

Nguồn: YouTube

15.2 – Hạn chế dữ liệu

Khoảng 95% người dùng tại thị trường mới nổi sử dụng các gói mạng di động (3G, 2G) trả trước với chi phí đắc đỏ. Mỗi người có thể mua khoảng 250 MB mỗi tháng nên người dùng sẽ đánh giá cao ứng dụng của bạn nếu bạn tối thiểu hóa được mức tiêu thụ dung lượng của họ. Cụ thể như Youtube cho phép người dùng xem trước video trước và cho chọn kích thước tệp của video phù hợp để lưu về máy phụ vụ cho việc xem ngoại tuyến (offline).

15.3 – Xây dựng ứng dụng thích ứng với khả năng hạn chế của thiết bị di động

Tại thị trường mới nổi thì người dùng có thể sử dụng các phiên bản điện thoại có giá rẻ cấu hình yếu và hoạt động trên phiên bản hệ điều hành cũ hơn. Chính vì thế bạn cần nghiên cứu xây dựng ứng dụng của mình có thể thích ứng được các dòng điện thoại này.

15.4 – Tính thẩm mỹ địa phương

Mỗi quốc gia, mỗi vùng sẽ có tiêu chí về tính thẩm mỹ khác nhau, ví dụ như phương Tây thì chuộng thiết kế đơn giản nhưng phương đông thì thích thiết kế rườm rà hơn. Tính thẩm mỹ cũng phụ thuộc nhiều ở văn hóa của từng quốc gia nên nếu bạn muốn ứng dụng điện thoại của mình hợp nhãn với người địa phương thì nên thuê người địa phương thiết kế.

15.5 – Thông tin cụ thể của từng khu vực

Mỗi khu vực sẽ có những thông tin đặc thù khác nhau ví dụ như ở Việt Nam thì người dùng còn sử dụng xe máy nhưng ở một số quốc gia khác thì người dùng chỉ sử dụng xe ôtô hoặc xe bus. Chính vì lẽ đó mà Google đã phải điều chỉnh Google Maps cho Việt Nam hay  Ấn Độ vì hai quốc gia này còn sử dụng xe hai bánh rất phổ biến.

16 – Kiểm tra và phản hồi

Tất cả các nguyên tắc trên có thể hỗ trợ bạn thiết kế trải nghiệm tốt hơn cho thiết bị di động, nhưng chúng sẽ không thay thế việc bạn phải nghiên cứu và thử nghiệm của người dùng. Bạn vẫn cần phải kiểm tra giải pháp của mình với người dùng thực để hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ thông qua đó thiết kế trải nghiệm đúng kỳ vọng của người dùng.

16.1 – Khuyến khích phản hồi của người dùng

Bạn nên khuyến khích người dùng phản hồi cảm nhận, mong muốn của họ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Thông qua đó bạn có thể thu thập các thông tin phản hồi có giá trị và nâng cấp các thiết kế ngày càng đáp ứng tốt hơn cho trải nghiệm của người dùng đối với ứng dụng của bạn. Việc khuyết khích này có thể thông qua một biểu mẫu đánh gia hoặc một số phương thức đo lường mức độ thỏa mãn của người dùng như cho điểm bằng số lượng sao (5 sao là tốt nhất 1 sao là tệ nhất …).

16.2 – Thiết kế là một quá trình không bao giờ có điểm kết thúc

Thật công bằng khi nói rằng thiết kế là một quá trình cải tiến liên tục. Là nhà thiết kế giao diện hay sản phẩm, bạn phải phân tích và phản hồi của người dùng để cải thiện trải nghiệm liên tục.

17 – Công cụ và tài nguyên hữu ích dành cho nhà thiết kế

17.1 – Trình kiểm tra độ tương phải màu

Thực tế là có nhiều ứng dụng không vượt qua được bài kiểm tra AA. Bạn có thể sử dụng  Color contrast checkercủa WebAIM để kiểm tra các kết hợp màu sắc. Bởi lẽ việc kết hợp màu sắc hài hòa giúp bạn nâng cao chất lượng thiết kế trải nghiệm người dùng của ứng dụng bạn.

Nguồn: WebAIM

17.2 – Tận dụng bộ nhận diện người dùng của ADOBE XD

Giao diện người dùng được thiết kế tốt sẽ làm cho ứng dụng của bạn tỏa sáng. Bạn có thể tận dụng năm bộ giao diện người dùng  cuat ADOBEXD hoàn toàn miễn phí để tăng cường tính sáng tạo của bạn và hỗ trợ bạn bạn xây dựng nên các thiết kế giao diện người dùng trực quan và thú vị.

***Phần kết luận

Một thiết kế tuyệt vời là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và  các chức năng hữu ích, và đó chính là các yếu tố chính bạn phải nắm rõ trước khi bắt tay vào xây dựng một ứng dụng điện. Bạn đừng kỳ vọng sẽ tạo nên một ứng dụng hoàn hảo ở phiên bản đầu tiên, bởi lẽ bạn phải không ngừng cải tiến để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của người dùng.

 

 

 


Một số chia sẻ khác

[gs-fb-comments]